Tuesday, July 31, 2018

Phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam là tất yếu khi thuỷ điện, nang lượng hoá thạch dần cạn kiệt



Việt Nam đang trải qua thời kỳ tăng trưởng mạnh mẽ về kinh tế – xã hội, dẫn đến nhu cầu năng lượng rất lớn trong thời gian tới, do đó phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam là giải pháp tối ưu để đáp ứng nhu cầu năng lượng cho đẩy mạnh tăng trưởng.


Đây là khuyến nghị của các chuyên gia đưa ra tại Hội thảo “Phương pháp xác định cơ cấu nguồn năng lượng tái tạo phù hợp trong Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia” do Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo – Bộ Công Thương (EREA) phối hợp với Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) vừa tổ chức trong khuôn khổ Dự án “Chương trình năng lượng phát thải thấp” sử dụng ODA không hoàn lại của Chính phủ Hoa Kỳ (Dự án V – LEEP), để thực hiện nghiên cứu về khả năng tích hợp các nguồn năng lượng tái tạo vào Hệ thống điện Việt Nam trong Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia (Tổng sơ đồ VIII).

Theo đánh giá của các chuyên gia USAID, trong bối cảnh các nguồn năng lượng hóa thạch nội địa đang dần cạn kiệt, các nguồn thủy điện đã được khai thác hầu hết, việc phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam là xu thế tất yếu nhằm đa dạng hóa nguồn cung năng lượng, đảm bảo an ninh năng lượng, giảm sự phụ thuộc vào than nhập khẩu và bảo vệ môi trường.

Xu hướng này được thể hiện qua số lượng lớn các hồ sơ đăng ký thực hiện đầu tư các dự án điện gió và điện mặt trời mà Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo đã nhận được trong thời gian gần đây.

Bên cạnh tiềm năng về năng lượng tái tạo tương đối dồi dào của Việt Nam, việc tăng nhanh số lượng các dự án đầu tư vào lĩnh vực nguồn điện năng lượng tái tạo trong thời gian qua còn chủ yếu dựa trên các chính sách của Chính phủ khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo, đồng thời những tiến bộ về khoa học công nghệ dẫn đến chi phí đầu tư cho năng lượng tái tạo đã giảm đi đáng kể so với thời điểm một vài thập kỷ trước.

Tuy vậy, ngoài những ưu điểm đối với môi trường và phát triển bền vững nhờ giảm phát thải khí CO2 gây ô nhiễm, việc phát triển năng lượng tái tạo cũng đối mặt với những thách thức về khả năng hấp thụ và truyền tải công suất phát từ nguồn năng lượng tái tạo khi kết nối lưới điện chưa đủ mạnh, những vấn đề về ổn định hệ thống cũng như yêu cầu về tối ưu chi phí phát và vốn đầu tư nguồn và lưới điện truyền tải.

Do đó, thông qua những thông tin thu được từ Hội thảo, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cho biết, sẽ giúp định hình rõ những yêu cầu, những thuận lợi, những thách thức và đưa ra những giải pháp hiệu quả trong việc xây dựng Tổng sơ đồ điện VIII của Việt Nam trong thời gian tới.

Nguồn tinnhanhchungkhoan.vn

Lợi ích kinh tế hệ thống năng lượng mặt trời?


Bài viết này trình bày phương pháp tính toán lợi ích / chi phí cho hệ thống thiết bị năng lượng mặt trời, từ đó người dùng có thể nhìn thấy được lợi ích kinh tế từ việc đầu tư hệ thống điện năng lượng mặt trời mang lại.
Việc đầu tiên cần tìm hiểu – là liệu sử dụng hệ thống điện mặt trời có mang lại lợi ích kinh tế không, hay chỉ đơn thuần là có lợi cho môi trường? – Để thấy được điều này, ta sẽ so sánh tổng chi phí đầu tư cho hệ thống điện mặt trời với những giá trị thu được từ hệ thống này về lâu dài.
Chúng ta bắt đầu với những thông số đầu vào:
– Tổng công suất của hệ thống cần lắp đặt
– Tổng chi phí đầu tư cho hệ thống
– Kích thước tổng thể của các tấm pin mặt trời tính theo m2. Ví dụ 8m2 cho 1000w.
– Hiệu suất của tấm pin mặt trời, ví dụ 0.16 = 16%. Đối với loại pin Amorphous Silicon, hiệu suất là 0.063, Polycrystalline là 0.14 và Mono crystalline  là 0.16
– Nhiệt lượng trung bình tại khu vực lắp đặt (Kwh/m2/ngày): có thể tham khảo dựa trên bản đồ nhiệt lượng tỏa ra trung bình của thế giới
– Tuổi thọ của hệ thống
– Giá mỗi Kw điện trung bình hiện tại
Theo số liệu cập nhật mới nhất tính đến ngày 1/8/2013 thì
Ví dụ tính cho hệ thống hòa lưới 3KW mỗi ngày cung cấp khoảng 12KW điện
Thông số ban đầuGiá trị
Chi phí đầu tư (a)150,000,000
Lãi suất tiền gửi ngân hàng (b)8%
Giá điện ngày 1/8/2013/1KW (c)2662 (giá cao nhất)
Giả sử mỗi năm điện tăng giá (d)10%
Sau khi tính toán dựa trên lượng điện sản xuất ra là 12KWh/ngày, ta có kết quả như sau
Thời gian hoàn vốn (không có chiết tính lãi suất)
Ngân lưu ròng tích lũy    (150,000,000)
Thời gian hoàn vốn (năm)8.5 Năm
Lãi sau 30 năm tuổi thọ thiết bị2.2 tỷ đồng
Thời gian hoàn vốn (có chiết tính lãi suất)
Ngân lưu ròng tích lũy    (150,000,000)
Thời gian hoàn vốn (năm)12 Năm
Lãi sau 30 năm tuổi thọ thiết bị3.5 tỷ đồng
Như vậy:
1. Nếu xét theo trường hợp, giả sử một gia đình có tiền nhàn rỗi là 150tr đồng đầu tư cho hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới như trên thì theo tính toán dựa trên các thông số đầu vào như giá điện hiện tại, thì sau khoảng 8.5 năm sẽ thu hồi số vốn đầu tư ban đầu là 150tr đồng và từ năm thứ 9 trở đi đến năm thứ 30 sẽ được lãi 2.2 tỷ đồng tiền điện. Tuổi thọ tấm pin mặt trời thường cao hơn 30 năm rất nhiều nên số lợi nhuận thu được thông thường sẽ cao hơn
2. Nếu xét trường hợp tính theo lãi suất, cũng như trên thì thời gian hoàn vốn đầu tư khoảng 12 năm, và lợi nhuận thu được có chiết tính lãi suất sau đó là trên 2.5 tỷ đồng và có thể cao hơn.
3. Hệ thống không sử dụng ắc quy  và hòa trực tiếp vào lưới điện trong nhà nên không tốn bất kỳ chi phí bảo dưỡng nào, không phải thay đổi bất kỳ thiết kế bố trí thiết bị, đường dây
dẫn hiện tại trong nhà
4. Hệ thống được bảo hành tại chỗ 5 năm. Bảo hành vật lý tấm pin mặt trời 10 năm và đảm bảo hiệu suất hoạt động của pin không dưới 80% trong 25 năm.
5. Ngoài ra nếu có nhu cầu khi mất điện vẫn có một lượng điện nhất định để sử dụng có thể yêu cầu thiết kế thêm một hệ thống ắc quy dự trữ, chỉ sử dụng khi mất điện lưới
Nghĩa là đầu tư vào hệ thống điện năng lượng mặt trời là có lợi về kinh tế. Ngoài ra không thể không kể đến các lợi ích khác như bảo vệ môi trường, giảm thải nhà kính, tạo cảnh quan thẩm mỹ hiện đại cho công trình.
Theo solarpower.vn

Sunday, July 29, 2018

Tổng quan về năng lượng trên thế giới



Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) công bố ấn bản năm 2017 về năng lượng thế giới với tên gọi Key World Energy Statistics. Ấn bản thường niên này tập hợp tất cả dữ liệu về năng lượng toàn cầu. 

Năng lượng hóa thạch vẫn còn ở khắp mọi nơi
Theo số liệu mới nhất của IEA, lượng tiêu thụ năng lượng hóa thạch vào năm 2015 của thế giới vẫn chiếm tỷ trọng 81,4% (số còn lại là năng lượng mới hay còn gọi là năng lượng tái tạo). Năm 1973, tỷ trọng này là 86,7% (trong đó chỉ riêng dầu lửa chiếm 46,2%). Như vậy sau 42 năm, thế giới chỉ giảm được 5,3% mức tiêu thụ năng lượng hóa thạch nhờ sự tăng trưởng nhẹ của năng lượng sạch.
Cần lưu ý rằng sản lượng khí thiên nhiên toàn cầu tăng gấp ba lần và than đá hơn gấp đôi kể từ năm 1973. Lượng khí thải CO2 toàn cầu bắt nguồn từ đốt nhiên liệu đã tăng gấp đôi trong giai đoạn này.
Theo Hiệp định Paris, để hạn chế sự ấm lên toàn cầu khoảng 2°C vào năm 2100, lượng khí thải toàn cầu phải giảm từ 40% đến 70% vào năm 2050 (so với mức năm 2010).
Phân bố mức tiêu thụ năng lượng thế giới vào năm 2015
Điện chiếm 18,5% lượng tiêu thụ năng lượng của thế giới vào năm 2015 (tăng từ mức 9,4% của năm 1973). Sản lượng điện toàn cầu vẫn bị chi phối bởi than đá, tuy nhiên, than là nhiên liệu có lượng khí thải khí nhà kính lớn nhất.
Năng lượng tái tạo phát triển khá nhanh chóng trong những năm gần đây nhưng cho đến nay vẫn chiếm số ít trong tổng sản lượng thế giới. Trong năm 2015, thủy điện đã sản xuất được 3978 TWh, cao hơn so với sản lượng điện hạt nhân (2571 TWh vào năm 2015), điện gió (838 TWh vào năm 2015) và điện năng lượng mặt trời (247 TWh vào năm 2015 ).


Năng lượng: Bất bình đẳng lớn giữa các vùng trên thế giới
Ở cuối của ấn phẩm của mình, IEA đã đưa ra bảng thống kê các chỉ số năng lượng ở mỗi quốc gia vào năm 2015 (sản lượng, mức tiêu thụ năng lượng, lượng khí thải CO2...).
Bảng thống kê cho thấy sự bất bình đẳng lớn giữa các nước về mức tiêu thụ năng lượng. Chẳng hạn, mức tiêu thụ trung bình của một người dân châu Phi vào năm 2015 thấp hơn mức trung bình của các nước OECD hơn 6 lần.
IEA cũng nhắc lại những dự báo về mức tiêu thụ năng lượng thế giới. Theo đó, vào năm 2040, mức tiêu thụ năng lượng của thế giới sẽ tăng 30% so với mức của năm 2015. IEA cho rằng để đạt được mục tiêu giảm khí thải nhà kính theo Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, mức tiêu thụ năng lượng toàn cầu vào năm 2040 chỉ được phép tăng 10% so với mức của năm 2015.
Nh.Thạch
Theo AFP
petrotimes.vn

Saturday, July 28, 2018

Arduino ESP8266 Wifi Shield


ESP8266 là một mạch vi điều khiển có thể giúp chúng ta điều khiển các thiết bị điện tử. Điều đặc biệt của nó, đó là sự kết hợp của module Wifi tích hợp sẵn bên trong con vi điều khiển chính. Hiện nay, ESP8266 rất được giới nghiên cứu tự động hóa Việt Nam ưa chuộng vì giá thành cực kỳ rẻ (chỉ bằng một con Arduino Nano), nhưng lại được tích hợp sẵn Wifi, bộ nhớ flash 8Mb! Điều đó thật tuyệt vời phải không nào?

Arduino ESP8266 Wifi Shield được thiết kế dạng Shield Arduino nên có thể kết nối dễ dàng với hầu hết các board Arduino hiện nay để thực hiện các ứng dụng với module wifi esp8266 như bật tắt thiết bị qua wifi, thu thập dữ liệu qua wifi, báo động wifi, và hầu hết các ứng dụng IoT hiện nay.
Arduino ESP8266 Wifi Shield được tích hợp mạch nguồn riêng giúp ESP8266 hoạt động ổn định, đồng thời thiết kế Pin Out dạng rào cho tất cả các chân GPIO của ESP8266 giúp sử dụng dễ dàng, các chân GPIO đều có gắn thêm điện trở có chức năng chuyển mức tín hiệu giao tiếp 5V - 3V3 giữa Arduino và ESP8266.
Thông số kỹ thuật:
  • Arduino ESP8266 Wifi Shield
  • Module chính: Wifi SoC ESP8266 V12E
  • Thiết kế dạng Shield chuẩn chân Arduino.
  • Cấp nguồn từ các chân nguồn của Arduino.
  • Pin Out đầy đủ các chân của ESP8266 V12E.
  • Tích hợp Switch thiết lập chế độ giao tiếp với Arduino, chế độ nạp Firmware.
  • Tích hợp các Led PWR, DFU, AP, STA.
Tham khảo thêm tại: https://esp8266.vn/

Giới thiệu Phương pháp phân tích bao dữ liệu (DEA)


(Tác giả: Ngô Đăng Thành – Nguồn: sabapsau.wordpress.com)

DEA ra đời từ năm 1978 sau “sáng kiến” của Charnes, Cooper và Rhodes (CCR) [1], tuy nhiên nó lại có xuất phát điểm từ trước đó hơn 20 năm. Năm 1957, Farrell [2] đưa ra ý tưởng áp dụng đường giới hạn khả năng sản xuất (Production Possibility Frontier – PPF) làm tiêu chí đánh giá hiệu quả (tương đối) giữa các công ty trong cùng một ngành; theo đó các công ty đạt đến mức giới hạn sẽ được coi là hiệu quả (hơn) và các công ty không đạt đến đường PPF sẽ bị coi là kém hiệu quả (hơn các công ty kia). Phương pháp CCR (1978) sau đó áp dụng bài toán tối ưu hóa tuyến tính phi tham số (non-parametric linear optimization) để xây dựng đường PPF dựa trên số liệu đã biết về một nhóm các công ty nhất định (decision making unit – DMU) và tính toán điểm hiệu quả cho các công ty đó. Đến năm 1984, Banker, Charnes, và Cooper (BCC) [3] cải tiến mô hình trên bằng cách đưa yếu tố lợi tức nhờ quy mô (returns to scale) vào tính toán, mang lại cái nhìn cụ thể hơn về tính hiệu quả của các DMU được phân tích. Từ đó đến nay, mô hình CCR và (chủ yếu là) BCC được áp dụng và phát triển một cách phổ biến trong phân tích hiệu quả (efficiency/performance) trong nhiều lĩnh vực khác nhau: ngân hàng, bảo hiểm, giáo dục, y tế,…
Nguyên tắc tính toán và so sánh hiệu quả của các DMU
Hiệu quả, hiệu suất, năng suất, hay một số thứ hầm bà lằng tương tự như thế, được sử dụng để tính toán/so sánh đầu ra (outputs) thu được tương ứng với đầu vào (inputs) cho trước. Ví dụ như năng suất lao động có thể được tính bằng số sản phẩm/số lao động; tỉ suất lợi tức đo bằng lợi nhuận/vốn; v.v…
Tuy nhiên, trên thực tế một doanh nghiệp hay đơn vị sản xuất (DMU) thường sử dụng một tổ hợp các yếu tố đầu vào để thu được một loạt các yếu tố đầu ra (mô hình đa biến – multi-variables) và do đó, việc đánh giá hiệu quả của DMU đó thường phải dựa trên nhiều chỉ số hiệu quả khác nhau (đánh giá tổng hợp). Bởi vì các chỉ số hiệu quả này được xây dựng dựa trên nhiều yếu tố khác nhau về bản chất, thước đo (ví dụ như vốn và diện tích nhà xưởng), nên để đánh giá tổng hợp cho từng DMU và so sánh giữa các DMU đòi hỏi phải quy về cùng một thước đo là tiền tệ (quy ra thóc). Khó khăn ở đây là rất khó để xác định giá cả của TẤT CẢ các yếu tố đầu vào và đầu ra cần thiết để tính toán, và đặc biệt, với các yếu tố phản ánh chất lượng (qualitative variables) thì hầu như không thể xác định được giá cả. Vì vậy, cần phải xây dựng một mô hình xác định hiệu quả (tổng hợp) mà không liên quan đến yếu tố giá cả.
Hiệu quả tổng hợp áp dụng cho nhiều biến được tính toán dựa trên hiệu quả riêng lẻ (1 input & 1 output) như sau:
Hiệu quả riêng lẻ: EF = Output/Input
Hiệu quả tổng hợp: EFF = Total Outputs/Total Inputs
Nếu giả thiết một DMU sử dụng yếu tố đầu vào x để sản xuất n yếu tố đầu ra y với cách thức phối hợp các đầu vào và đầu ra nhất định theo hai bộ trọng số tương ứng vvà u (u và v chính là tập hợp giá cả của các biến đầu vào và đầu ra, giả thiết là ta có đủ thông tin về giá), thì EFF có thể được tính như  sau:
EFF = (v1*x1 + v2*x2 + … + vm*xm)/(u1*y1 + u2*y2 + … + un*yn)
hay EFF = Σ vixi/Σ ujyji=1…m, j=1…n
Lưu ý: EFF tính được theo công thức trên là hiệu quả (tuyệt đối) của các DMU.
Áp dụng công thức trên ta có thể lần lượt tính toán hiệu quả của từng DMU (trên lí thuyết, mỗi DMU sẽ khác nhau về x và y; còn u, vm và n là giống nhau – thế mới so sánh được với nhau). Trong trường hợp không xác định được giá cả, có thể giả thiết rằng 1 biến đầu vào xi hoặc 1 biến đầu ra yj sẽ được gán cho 1 trọng số vi hoặc uj dựa theo mức độ quan trọng của biến đầu vào (đầu ra) đó đối với DMU đó (thực tế đây cũng là 1 dạng thể hiện thông tin của giá cả). Tuy nhiên, đến đây nảy sinh một vấn đề là mỗi DMU sẽ có đánh giá khác nhau về tầm quan trọng của từng biến đầu vào và đầu ra, do đó mỗi DMU bây giờ sẽ khác nhau cả về u, v, x, và y. Bài toán trở nên phức tạp hơn và cần có sự can thiệp của phương pháp DEA.
Tính EFF theo phương pháp DEA
Đến đây, lại phải nói qua về đường bao (biên) sản xuất – Production frontier (PF). Khái niệm này xuất phát từ khái niệm Đường giới hạn khả năng sản xuất (Production Possibilities Frontier – PPF*) khi cho rằng PPF là tập hợp của các điểm sản lượng (tiềm năng) TỐI ĐA mà một nền kinh tế có thể đạt được với một (số) đầu vào cho trước. Khi áp dụng vào tính toán hiệu quả của 1 ngành (hay nhóm DMU cần nghiên cứu) thì tập hợp tất cả các điểm HIỆU QUẢ tối đa sẽ tạo nên đường PF. Theo đó, các DMU nằm trên đường PF này sẽ có hiệu quả là 100%, các DMU khác sẽ có hiệu quả nhỏ hơn 100%. Đây là hiệu quả tương đối giữa các DMU với nhau, khác với hiệu quả tuyệt đối được xác định theo công thức ở phần 2. Tuy nhiên, công thức này cũng là cơ sở để xây dựng đường PF theo nguyên lý sau:
1. Vì PF là tập hợp của các điểm hiệu quả tối đa của các DMU, nên việc cần làm là phải xác định các hiệu quả tối đa này.
2. Công thức tính EFF ở phần trên cho thấy mỗi DMU sẽ có 1 bộ trọng số u,v tối ưu nhất để tối đa hóa điểm hiệu quả của mình, bây giờ việc cần làm là tìm ra (các) bộ trọng số u,v tối ưu cho các DMU. Điều này có thể thực hiện được bằng cách (lần lượt) giải bài toán tối ưu hóa (optimization) cho từng DMU theo công thức:
Max EFF (theo u,v)
trong điều kiện
EFF = Σ vixi/Σ ujyji=1…m, j=1…n
EFF <= 1 cho tất cả các DMU (kể cả DMU đang được xem xét).
3. Làm lần lượt như vậy với các DMU khác để tìm ra bộ trọng số tối ưu cũng như điểm hiệu quả tối đa cho từng DMU.
Với phương pháp tính toán như vậy, đường PF tìm được sẽ là đường hiệu quả tối ưu thực tế (best practical frontier) được xây dựng dựa trên số liệu đã có (gọi là thực tế vì nó là hàm optimization hoàn toàn có thể đạt được bằng cách thay đổi bộ trọng số u,v; khác với hàm hồi quy chỉ là dự tính – estimated). Đường PF này sẽ tạo thành 1 đường bao (biên) tối ưu, bên trong nó chính là các điểm thực tế (observed). Do vậy, phương pháp trên còn được gọi là phương pháp phân tích bao dữ liệu (Data Envelopment Analysis – DEA).
Ứng dụng của phương pháp phân tích bao dữ liệu DEA
1. DEA áp dụng được cả với các biến định tính (qualitative), do đó nó thường được ứng dụng để phân tích hiệu quả của các DMU hoạt động trong lĩnh vực xã hội như giáo dục, y tế, bảo hiểm,… và tất nhiên là cả trong lĩnh vực kinh tế như ngân hàng, chứng khoán, sản xuất kinh doanh.
2. Vì DEA được xây dựng dựa trên các điểm thực tế (observed data) nên nó có thể được áp dụng với các mẫu nghiên cứu (sample size) nhỏ, khác với phương pháp phân tích hồi quy thường yêu cầu cỡ mẫu lớn. Do vậy DEA thường được sử dụng để phân tích chuyên sâu theo khu vực, địa phương (region), chẳng hạn như phân tích hiệu quả của các nền kinh tế trong ASEAN, các phòng ban trong 1 doanh nghiệp, các ngân hàng lớn (không phải chi nhánh) trên địa bàn Hà Nội,…
3. Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này (so với phương pháp hồi quy) là nó không tính toán đến yếu tố sai số (error) hay nhiễu (noise), do đó trong DEA không tồn tại yếu tố mức ý nghĩa hay độ tin cậy (significant level). Đồng thời, điểm hiệu quả DEA là hiệu quả tương đối giữa các DMU với nhau, do đó nếu 1 DMU có điểm hiệu quả là 100% và nằm trên đường PF thì cũng KHÔNG có nghĩa là nó đã tối ưu trên thực tế (nó chỉ tối ưu HƠN các DMU khác trong phạm vi phân tích mà thôi). Vì vậy, DEA thường được thực hiện kết hợp với phân tích hồi quy trong một mô hình 2 bước (2-stages DEA) hay nhiều bước (multi-stages DEA) để làm tăng thêm tính thuyết phục của mô hình**.

MÔN HỌC NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO



Theo phân công của Bộ môn, học kỳ tới thầy phụ trách môn Năng Lượng Tái Tạo cho các bạn D15. Thầy sơ lược về môn học này trước cho các bạn chuẩn bị:
1/ Môn học này sẽ làm tiểu luận, 1 SV/ 1 tiểu luận.

2/ Nội dung học gồm các chương:
- Đại cương về NLTT
- NL mặt trời
- NL gió
- Pin nhiên liệu
- Nhiên lieu sinh học.
- Một số dạng năng lượng khác.

NLTT là môn học mang tính ứng dụng, nó được kết hợp với các khối kiến thức về: Điện Tử Ứng Dụng, Vi Điều Khiển, Tự Động Hóa.
Do vậy, các bạn có thể tự tìm các đề tài ứng dung, và đề xuất với thầy. Các đề tài này SV có thể làm đề tài NCKH cấp Khoa, Trường hay phát triển thành đề tài tốt nghiệp sau này.
Lớp học cho D15, tuy nhiên, các bạn D16 muốn học thì cứ tham gia nhóm.
Trong Khoa, có các thầy khác có thể tư vấn về mảng NL cho các bạn: Thầy Minh, Thầy Hồng Thanh.

Giáo trình:
[1] Huỳnh Châu Duy (2016), Năng lượng tái tạo và bảo vệ môi trường, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
Tài liệu tham khảo:
[1] Ts. Hoàng Dương Hùng. Năng lượng mặt trời lý thuyết và ứng dụng, Nxb. Đà Nẵng, 2010.
[2] Đặng Đình Thống, Pin mặt trời và ứng dụng, Nxb Khoa học và kỹ thuật, 2005.
[3] Nguyên Ngọc, Điện gió, Nxb Lao động, 2012.
[4] Nguyễn Quang Khải – Nguyễn Gia Lượng. Công nghệ khí sinh học chuyên khảo, Nxb. Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, 2010.

DOWNLOAD - Giáo trình-Năng lượng mặt trời lý thuyết và ứng dụng


Tác giả : Ts. Hoàng Dương Hùng.
Nhà xuất bản: ĐH Bách Khoa Đà Nẵng
Định dạng: PDF
Số trang: 214
Dung lượng: 8.02 MB

Năng lượng mặt trời được xem như là dạng năng lượng ưu việt trong tương lai, nó là nguồn năng lượng sẵn có, sạch và miễn phí. Do vậy năng lượng mặt trời ngày càng được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực ở các nước trên thế giới. Với đặc điểm ưu việt và khả năng thay thế nguồn nhiên liệu truyền thống, thì cho đền nay năng lượng mặt trời được rất nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm nghiên cứu về tiềm năng năng lượng cũng như khả năng ứng dụng. Nhờ kinh nghiệm giảng dạy, nghiên cứu cũng như tham khảo nhiều tài liệu nước ngoài, tác giả Hoàng Dương Hùng đã biên soạn và cho xuất bản cuốn sách “ Năng lượng mặt trời lý thuyết và ứng dụng”. Cuốn sách được biên soạn với mục đích làm tài liệu tham khảo cho sinh viên ngành Công nghệ Nhiệt Lạnh và những ai quan tâm học hỏi, nghiên cứu về năng lượng mặt trời.

NỘI DUNG

Phần I. Mặt trời và năng lượng mặt trời.

1. Mặt trời và trái đất.
2. Năng lượng bức xạ mặt trời.

Phần 2: Ứng dụng năng lượng mặt trời.

3. Pin mặt trời
4. Thiết bị nhiệt mặt trời
Tham khảo

MÔN HỌC NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO



Môn học Năng Lượng Tái Tạo là môn học ứng dụng, nó là tổng hợp kiến thức của các môn học trước đó: Vi Điều Khiển, Điện Tử Công Suất, Tự Động Hóa.

Môn học tập trung nghiên cứu ứng dụng các năng lượng tái tạo (chủ yếu là mặt trời, gió) vào đời sống.

Môn học này không phải thi, mà sinh viên học theo hình thức báo cáo.

Cách học: cách học sẽ hoàn toàn không có nghe - đọc - chép - trả bài. Mà học bằng cách làm thông qua các đề tài - Project-Based Learning.

Thông qua các Project, các bạn SV phải đọc lại các tài liệu của các môn khác, đồng thời đề tài hướng đến thực tiễn, có thi công, nên sẽ giúp các bạn trau dồi kỹ năng làm việc.
Tổ chức lớp học: 1 SV/ 1 nhóm.

Điều quan trọng là tinh thần học của các bạn, các bạn phải tự giác và chịu khó nghiên cứu vì tài liệu kỹ thuật online giờ rất nhiều.

Đề tài nên ứng dụng ngay những thành quả các các nghiên có sẵn, để phát triển hơn lên. 

Hẹn các bạn năm học mới với nhiều điều mới mẻ!

Những bước đường dài phải bắt đầu từ những điều nhỏ bé :)

FB: Năng Lượng Mặt Trời

B. Thành

Bộ KIT IoT Starter Kit- Wifi Uno

Bộ Kit IoT Starter Kit - Wifi Uno  là bộ sản phẩm được dùng trong các chương trình giảng dạy STEM và phát triển ứng dụng IoT. ...